Dự án chuẩn hóa Bản đồ địa chính tỉnh Hà Tĩnh

Ngày 28/9/2015, Trung tâm Kinh doanh Giải pháp Thông tin Địa chính đã ký kết thành công Hợp đồng dịch vụ thuộc lĩnh vực thông tin địa chính: “Chuẩn hóa, chuyển đổi dữ liệu, bản đồ phù hợp với Luật đất đai 2013 và các văn bản dưới Luật cho các bộ bản đồ địa chính cấp xã cho tỉnh Hà Tĩnh”. Đây là hợp đồng dịch vụ giữa HiPT và Sở Tài nguyên Môi trường Hà Tĩnh, cũng là hợp đồng đầu tiên của HiPT trong lĩnh vực Cơ sở dữ liệu đất đai và thông tin địa chính.

Hiện nay Hà Tĩnh có 13 đơn vị Hành chính, theo đó số lượng thửa đất của Hà Tĩnh khoảng 2,6 triệu thửa đất (đất ở và đất nông nghiệp). Một số khu vực chồng lấn giữa đất lâm nghiệp và đất nông nghiệp chưa được xác định rõ ràng. Phạm vi hợp đồng thực hiện chuẩn hóa dữ liệu bao gồm 253 xã được phân bố trên 10 huyện của tỉnh Hà Tĩnh tương đương với 2,2 triệu thửa (không bao gồm thành phố Hà Tĩnh và một số xã của Huyện Hương Sơn và Nghi Xuân).

du-an-chuan-hoa-ban-do-dia-chinh-tinh-ha-tinh

Quy trình chuẩn hóa

Theo Quy trình chuẩn hóa, dữ liệu đầu vào là bản đồ địa chính được đo vẽ theo các chuẩn dữ liệu đã được qui định trong hợp đồng. Sau khi HiPT đánh giá “Đạt” chuẩn đầu vào, các dữ liệu này sẽ được bàn giao cho HiPT thực hiện chuẩn hóa. Một số đối tượng khi biên tập lại bản đồ, sổ mục kê cần phải điều chỉnh lại cách xác định, chuẩn hóa, chuyển đổi dữ liệu để phù hợp với qui định mới như: loại đất; đối tượng quản lý, sử dụng đất; phân lớp dữ liệu, chuẩn hóa ký hiệu, màu sắc, kiểu dữ liệu, seedfile, thể hiện cả lớp bản đồ quá khứ và lớp bản đồ sau cấp giấy. Cụ thể, các lớp đối tượng cần phải được chuẩn hóa bao gồm:

– Chuẩn hóa ranh giới thửa đất, và các đối tượng chiếm đất

– Chuẩn hóa nhãn thửa đất theo hiện trạng và pháp lý (nhãn thửa, loại đất, diện tích)

– Chuẩn hóa đối tượng sử dụng đất

– Chuẩn hóa font chữ, màu sắc các đối tượng bản đồ

– Ghép hoàn thiện lớp thửa đất quá khứ (giai đoạn I) vào bản đồ sau cấp giấy

Dữ liệu sau khi xử lý sẽ là dữ liệu dạng bản đồ số đầy đủ, chi tiết, chính xác và thiết thực cho các đơn vị quản lý đất đai, hỗ trợ đáng kể trong xử lý công việc hiện tại cũng như tương lai.

Dự án được thực hiện bằng phần mềm chỉnh lý, chuẩn hóa bản đồ do Trung tâm GIS nghiên cứu phát triển. Có 2 mảng công nghệ được ứng dụng, đó là:

– Công nghệ phần mềm bản đồ: Đây là công nghệ phát triển các Addin vào phần mềm nền Microstation với nền tảng .NET. Các nghiệp vụ xử lý bản đồ được triển khai thành các Mô đun phần mềm tích hợp lên phần mềm nền, giúp cho công tác nội nghiệp bản đồ được thực hiện chính xác, linh hoạt, nhanh chóng.

– Công nghệ quản lý công việc: Để quản lý công việc với dữ liệu của 253 xã với 15.000 tờ bản đồ địa chính đây là khối lượng đầu việc lớn cần phải quản lý khoa học. Công nghệ ứng dụng quản lý công việc giữa các thành viên tham gia vào quy trình được thực hiện kết hợp Mantis và SVN đảm bảo quá trình theo dõi công việc và quản lý file an toàn và hiệu quả.

Hợp đồng đầu tiên này là sự ghi nhận cho những cố gắng và thành quả lao động của TTKD Giải pháp Thông tin Địa chính trong suốt thời gian qua. Dự kiến Hợp đồng sẽ hoàn thành sau 8 tháng triển khai (khoảng tháng 6/2016). Hi vọng rằng, năm 2016, Trung tâm sẽ tiếp tục triển khai được nhiều hợp đồng và dự án lớn hơn nữa, khẳng định uy tín và thương hiệu của HiPT trong lĩnh vực quản lý cơ sở dữ liệu đất đai.

GIS là chữ viết tắt của Geographic Information System (Hệ thống Thông tin Địalý), được hình thành vào những năm 1960 và phát triển rộng rãi trong 10 năm trở lại đây. GIS là hệ thống quản lý, phân tích và hiển thị tri thức địa lý, được thể hiện qua các tập thông tin:

• Các bản đồ: giao diện trực tuyến với dữ liệu địa lý để tra cứu, trình bày kết quả và sử dụng như thao tác với thế giới thực;
• Các tập thông tin địa lý: thông tin địa lý dạng file và dạng cơ sở dữ liệu gồm các yếu tố, mạng lưới, topology, địa hình, thuộc tính;
• Các mô hình xử lý: tập hợp các quy trình xử lý để phân tích tự động;
• Các mô hình dữ liệu: GIS cung cấp công cụ mạnh hơn là một cơ sở dữ liệu thông thường bao gồm quy tắc và sự toàn vẹn giống như các hệ thông tin khác. Lược đồ, quy tắc và sự toàn vẹn của dữ liệu địa lý đóng vai trò rất quan trọng;
• Metadata: hay tài liệu miêu tả dữ liệu, cho phép người sử dụng tổ chức, tìm hiểu và truy nhập được tới tri thức địa lý.