HiPT thuộc Top10 Công ty công nghệ Việt Nam uy tín nhất năm 2019

Ngày 4/7/2019, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) chính thức công bố danh sách Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ uy tín năm 2019.

Uy tín của các Doanh nghiệp Công nghệ được đánh giá lượng hóa một cách khách quan và độc lập, căn cứ theo kết quả đánh giá tài chính doanh nghiệp, đánh giá uy tín doanh nghiệp trên truyền thông bằng phương pháp Media coding, và khảo sát các doanh nghiệp, chuyên gia ngành công nghệ; và được công bố theo 02 Danh sách: Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ thông tin – Viễn thông và Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ Giải pháp phần mềm & Cung ứng thiết bị Công nghệ – Viễn thông uy tín năm 2019.

 

Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ Giải pháp phần mềm & Cung ứng thiết bị Công nghệ – Viễn thông uy tín năm 2019

2-danh-sach-2-top-10-cn-2019.png (3509×2481)

Doanh nghiệp CNTT-VT: Cần làm gì để hài hòa mục tiêu tăng trưởng doanh thu và cải thiện uy tín

 

Trong khảo sát các doanh nghiệp CNTT-VT do Vietnam Report thực hiện gần đây, đa số (85,7%) cho biết, họ dự định ưu tiên đầu tư cho việc đổi mới, nghiên cứu các sản phẩm mới nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường, trước khi tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao (71,4%) và nghiên cứu, áp dụng các công nghệ mới (57,1%), cho thấy mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp CNTT-VT vẫn là phát triển sản phẩm mới.

Top 3 ưu tiên chiến lược của doanh nghiệp CNTT-VT trong năm 2019 – 2020

Dữ liệu mã hóa truyền thông các doanh nghiệp trong ngành CNTT-VT tại Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 5/2018 đến tháng 5/2019 của Vietnam Report chỉ ra rằng, trong nhóm chủ đề về Khách hàng/ sản phẩm, lượng thông tin về sản phẩm/ dịch vụ nói chung chiếm tỷ lệ cao nhất (28,2%), kế đến là các thông tin về khuyến mại (14,8%) và ra mắt sản phẩm mới (12,5%). 

 Top 5 chủ đề có tỷ lệ thông tin lớn nhất ttrong nhóm Khách hàng/ sản phẩm của ngành CNTT-VT Việt Nam

5-hinh-2-top-10-cn-2019.png (3509×2481)

Việc ưu tiên phát triển sản phẩm mới hoàn toàn có cơ sở khi nền kinh tế tiếp tục được dự báo tăng trưởng ổn định, cùng với xu thế ứng dụng công nghệ trong hầu hết các ngành nghề hoạt động làm tăng nhu cầu sản phẩm công nghệ được thiết kế riêng biệt, phù hợp với từng đối tượng doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, uy tín, đặc biệt là uy tín truyền thông luôn là vấn đề trăn trở của nhiều doanh nghiệp, nhưng hiện chưa được nhiều doanh nghiệp CNTT-VT coi trọng.

Nếu chỉ tập trung vào chuyên môn mà bỏ qua việc xây dựng uy tín truyền thông, doanh nghiệp CNTT-VT vô hình chung sẽ làm mất đi cơ hội quảng bá thương hiệu và hình ảnh của mình trong mắt cộng đồng. Trong thời gian tới, doanh nghiệp CNTT-VT cần cân nhắc hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng doanh thu và cải thiện uy tín, để doanh nghiệp không chỉ khỏe mà còn đẹp, góp phần đưa ngành CNTT-VT Việt Nam ngày càng vươn cao và vươn xa hơn nữa.